Kinh Nghiệm Mở Quán Chè Cho Người Mới Bắt Đầu
Chè là món ăn vặt được nhiều người ưa thích, có thể ăn liên tục bất cứ lúc nào với bạn bè, gia đình… Vốn đầu tư quán chè cũng không quá lớn, nếu khéo tay một chút thì cũng có thể chế biến được những món chè rất ngon và độc đáo. Nhiều quán chè ngon được mở ra và được giới trẻ rất ưa chuộng. Do vậy, việc ý tưởng kinh doanh quán chè xuất hiện rất phổ biến ở các bạn trẻ hiện nay. Kinh doanh quán chè cần những gì? Mở quán chè cần bao nhiêu vốn?... Dưới đây là kinh nghiệm khi mở quán chè dành cho bạn quan tâm.
Mở quán chè cần chuẩn bị những gì?
Để xác định số vốn cần có bạn cần nắm được một số khoản đầu tư liên quan đến một quán chè. Một số các yếu tố của một quán chè có thể tổng hợp như sau:
1/ Mặt bằng
Bạn nên tìm đến những địa điểm gần cơ quan, trường học, khu vực đông dân cư để xác định quy mô khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên cũng cần cân nhắc về các quán chè khác để nắm được đối thủ kinh doanh trong khu vực. Tùy vào quy mô kinh doanh mà bạn lựa chọn diện tích mặt bằng phù hợp. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phục vụ khách hàng tối đa vào các giờ cao điểm.
Mặt khác, nếu bạn xây dựng mô hình quán chè online thì có thể không cần quan tâm đến mặt bằng.
2/ Dụng cụ nấu chè
Các dụng cụ cần thiết cho một quán chè là như các loại nồi nấu, bếp nấu, cốc, chén, bàn ghế… Nếu không có nhiều vốn, bạn nên tìm hiểu về các loại dụng cụ thanh lý để có mức giá tốt. Dĩ nhiên cũng cần đảm bảo chất lượng.
3/ Nguyên liệu nấu chè
Nguyên liệu nấu chè thực tế cũng không quá tốn kém. Bạn nên tìm hiểu các nguồn nguyên liệu chất lượng với mức giá hợp lý để ổn định chi phí và công việc lâu dài.
4/ Các chi phí quảng cáo, truyền thông, khuyến mãi
Tùy theo ngân sách mà bạn có mà bạn nên dành một khoản dành cho quảng cáo, khuyến mãi… Một số yếu tố bạn nên tận dụng là mạng xã hội như facebook, app về đồ ăn vặt như grab, now, foody… với chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng trải nghiệm sản phẩm.
5/ Nhân sự
Nếu quán ở quy mô nhỏ và chưa cần nhân sự thì bạn chưa cần phải tính toán vấn đề nhân sự. Tuy nhiên, nếu quán có quy mô lớn thì bạn cần lên kế hoạch nhân sự hỗ trợ trong quá trình kinh doanh.
Mở quán chè cần bao nhiêu vốn?
Với 5 điều cần chuẩn bị như trên tương ứng với 5 khoản mục đầu tư mà bạn cần quan tâm khi lập kế hoạch mở quán chè. Tùy vào quy mô kinh doanh mà bạn xác định được từng khoản chi phí, từ đó xác định tổng vốn đầu tư. Bạn cần lưu ý tiền thuê mặt bằng thường sẽ mất tiền cọc có thể 1-3 tháng nên bạn cũng cần tính toán số tiền cọc này vào phần vốn đầu tư ban đầu.
Trong khoảng 6 tháng đầu tiên khi bắt đầu hoạt động là giai đoạn chưa ổn định nên bạn cũng cần chuẩn bị một khoản vốn dự phòng để đảm bảo quá trình kinh doanh ổn định. Thông thường, đối với quán chè quy mô từ dưới 20 chỗ ngồi thì vốn đầu tư ban đầu khoảng 30-50 triệu đồng. Với quán từ 50 chỗ ngồi trở lên thì chi phí đầu tư ban đầu có thể cần từ 100 triệu đồng trở lên.
Mở quán chè có lãi không?
Tùy vào thực đơn mà bạn định giá mỗi phần chè sao cho hợp lý và cạnh tranh. Mô hình quán chè nhắm đến các bạn học sinh, sinh viên nên cần những thực đơn độc và lạ, kèm theo đó là nhiều khuyến mãi, ưu đãi… Giá một ly chè có thể dao động từ 15.000 đồng -50.000 đồng tùy loại nên nếu bạn có lượng khách ổn định thì sau khoảng 6 tháng là có thể hoàn vốn và có lãi.
Kinh nghiệm mở quán chè hút khách
Trong thời gian vừa qua, có rất nhiều mô hình quán chè được mở ra, thành công có và thất bại cũng không ít. Mở quán chè cũng không phải là xu hướng “hot”, do đó để thực sự thu hút được khách hàng đến với quán thì bạn cần có menu độc đáo với hương vị chè hấp dẫn cho chính bạn tạo ra. Thêm vào đó là khả năng quảng báo rộng rãi trên các mạng xã hội để tiếp cận với các đối tượng khách hàng tiềm năng.
Kinh nghiệm lên thực đơn mở quán chè tự chọn
- Đa dạng về chủng loại:
Nếu quán chỉ có một vài quán chè thì rất khó để thu hút khách hàng khi khẩu vị của thực khách là rất đa dạng và khách hàng luôn muốn trải nghiệm cái mới. Với đối tượng khách hàng trẻ thì việc phục vụ một thực đơn có đầy đủ các loại chè như chè đậu, chè sen, chè Thái, chè Mĩ, chè thập cẩm, các loại sinh tố… sẽ thu hút hơn nhiều.
- Phù hợp quy mô:
Nếu bạn phát triển ở quy mô nhỏ, chỉ 1 mình bạn bắt đầu hoặc có thêm 1 vài nhân viên thì không nên quá mơ mộng với một menu nhiều món chè. Điều này chỉ khiến bạn không tập trung được vào chất lượng chè và mất rất nhiều công sức và chi phí nguyên liệu. Ít nhất, quán nên có từ 10 loại chè trở lên với một số loại chè đặc biệt để tạo nên “nét riêng” cho quán như chè hột gà trà, chè mít hạt sen, chè Campuchia, chè bơ… Tuy nhiên, bạn cần chắc rằng loại chè đặc biệt phải thật ngon và phù hợp với khẩu vị của đa số khách hàng.
- Kinh doanh chè tự chọn
Nhiều người thích mô hình chè tự chọn vì họ có thể chọn tùy thích những nguyên liệu cho cốc chè của mình. Đây là sự lựa chọn không tệ nếu bạn đang lên kế hoạch setup menu cho quán chè của mình. Chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu thật ngon và hợp vệ sinh, phần còn lại, khách hàng sẽ xử lý giúp bạn.
Để nấu chè ngon và có khả năng tùy biến ra nhiều loại chè độc đáo thì bạn nên tìm đến các lớp học nấu chè ngon để kinh doanh. Việc học qua mạng với các công thức cố định sẽ khiến bạn dễ bị loạn và không thể tìm được điểm cốt lõi trong chế biến. Thực sự nếu muốn đi đường dài với một cửa hàng chè mang thương hiệu của riêng mình, bạn sẽ cần được sự hỗ trợ của giảng viên chuyên nghiệp dạy nấu chè cơ bản đến nâng cao.
Quảng cáo, truyền thông, khuyến mãi
Bạn nên tận dụng tối đa sức mạnh của mạng xã hội để làm kênh truyền thông tiếp cận đến khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó là các app như grab, now, foody với những chính sách ưu đãi, giảm giá thật hấp dẫn. Bạn có thể đưa ra một số chương trình khuyến mãi đánh vào số lượng khách sử dụng dịch vụ như 4 tính tiền 3, giảm 20% cho 10 phần chè trở lên… Sử dụng linh hoạt các công cụ truyền thông và chương trình khuyến mãi sẽ đưa bạn gần với khách hàng hơn, từ đó tăng hiệu quả kinh doanh.
Tái đầu tư
Khi cửa hàng chè đã đi vào hoạt động ổn định thì bạn nên tính tới việc nâng cấp, mở rộng quy mô quán, đa dạng thêm menu phục vụ với nhiều chương trình ưu đã hấp dẫn. Việc tái đầu tư để mở rộng quy mô giúp bạn chiếm được thị phần và tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, tăng sức cạnh tranh của thương hiệu với các đối thủ khác, xây dựng mô hình kinh doanh bền vững, lâu dài.
Trang trí quán chè nhỏ
Để trang trí quán chè nhỏ cũng không cần quá cầu kỳ, quan trọng nhất là tạo không gian thoải mái cho thực khách. Một số yếu tố cần quan tâm để trang trí quán chè đẹp như sau:
- Sạch sẽ, hợp vệ sinh
Là nơi có nhiều khách hàng qua lại hàng ngày, quán chè cần phải được vệ sinh thật sạch sẽ. Bàn, ghế, sàn nhà phải được vệ sinh thường xuyên. Cốc, chén, thìa, đĩa cũng phải thật sạch.
- Căn cứ vào không gian quán
Nếu bạn không có không gian rộng thì bạn không nên mua quá nhiều đồ dùng trang trí sẽ tốn kém và gây chật chội. Quan trọng nhất là các đồ trang trí không gây ảnh hưởng tới trải nghiệm của khách và phục vụ khách hàng của nhân viên. Bạn có thể sử dụng giấy dán tường để tiết kiệm chi phí sơn sửa, đồng thời có thể thay đổi thường xuyên.
Bạn có thể sử dụng một số hình ảnh vui nhộn, hình ảnh về món chè tại quán để kích thích niềm vui và cảm giác thèm ăn của thực khách.
- Menu, thìa, cốc
Menu hay thìa cốc cũng có thể là món đồ trang trí cho quán và tạo nét riêng. Bạn có thể lựa chọn các loại thìa cốc độc đáo để trang trí, thuê thiết kế menu đẹp mắt… Điều này góp phần tạo sự thích thú cho những thực khách trẻ tuổi.
Trên đây là những kinh nghiệm mở quán chè dành cho bạn mới bắt đầu kinh doanh. Để kinh doanh hiệu quả quan trọng nhất là chất lượng chè bạn mang tới cho khách hàng. Luôn trau dồi kiến thức và kỹ năng là chìa khóa để bắt đầu với một cửa hàng chè mang thương hiệu của riêng mình. Chúc các bạn thành công!
MỌI THÔNG TIN LIÊN HỆ PHÒNG ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG NẤU ĂN
Hotline: 0979 499 131 ( Thầy Vũ
Địa Chỉ: Khu Văn Hoá Nghệ Thuật, Mai Dịch, Cầu giấy, Hà Nội
Website: https://truonghocnauan.com/
ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN: TẠI ĐÂY
Bình Luận Của Bạn:
Nếu bạn có thắc mắc. Điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được nhà trường đón đợi. Câu hỏi sẽ được giải đáp sớm nhất
E muốn học một khóa chè tự chọn để kinh doanh ạ